Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của mái tôn như thế nào trong cuộc sống,công trình nhà xưởng. Bài viết này mình không nói lại vấn đề đó cho các bạn. Không chỉ có tác dụng bao che mưa nắng mà độ dốc mái tôn còn giúp thoát nước mưa xuống máng. Từ đó theo ống thoát chảy xuống hệ thống thoát nước, cống ngầm bên dưới…
Vậy độ dốc mái tôn là gì ? Tại sao phải có độ dốc?
Độ dốc mái tôn có thể hiểu là tỷ số của chiều cao/ chiều rộng mái. Độ dốc mái được tính bằng công thức i = H/L x 100%. Trong quá trình lắp đặt thi công xây dựng, độ dốc mái cần đảm bảo việc thoát nước một cách dễ dàng nhanh chóng. Tránh hiện tượng đọng hay tràn sóng, gây thấm dột.
Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn
Dưới đây là một số tiêu chuẩn chọn độ dốc mái tôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604: 2012. Tiêu chuẩn về Xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất – Tiêu chuẩn thiết kế có đề cập về vấn đề này:
Tiêu chuẩn mái và cửa mái
Tuỳ thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:
+ Mái lợp fibrô xi măng từ 30 đến 40%.
+ Mái lợp tôn múi từ 15 đến 20%.
+ Mái lợp ngói từ 50 đến 60%.
+ Mái lợp tấm bê tông cốt thép từ 5 đến 8%.
Đây là một số tiêu chuẩn chung về độ dốc mái, tuy nhiên trong quá trình xây dựng. Các kỹ sư thường chọn độ dốc từ 10% đến 30%. Độ dốc tối thiểu từ 8% – 10%. Đối với nhà phố chúng ta có thể chọn độ dốc mái tôn 20%.
Những yếu tố khi chọn độ dốc mái tôn cần biết
+ Lưu lượng mưa tại địa phương.
+ Loại tôn sử dụng.
+ Chiều dài mái cần thoát nước.
+ Yêu cầu thẩm mỹ của không gian toàn nhà.
+ Tiêu chuẩn đường dốc, sàn vệ sinh, sàn mái.
Về cơ bản độ dốc mái tôn có thể lấy như sau:
+ Độ dốc đường dốc tầng hầm đối với các phương tiện ô tô, xe máy tối thiểu 15%.
+ Độ dốc đường cho người khuyết tật: 8,3 – 10%.
+ Độ dốc sàn vệ sinh, ban công: 1% – 2%.
+ Độ dốc mái bằng bê tông: 0,5%.
Hướng dẫn cách tính độ dốc và góc dốc.
Để tính được độ dốc bạn cần phân biệt độ dốc có đơn vị %. Góc dốc có đơn vị là độ. Thông thường việc tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc. Vì vậy nhiều nên người ta thường sử dụng khái niệm độ dốc.
Độ dốc mái là tỷ số giữa Chiều cao/ Chiều dài mái được tính bằng công thức:
i = H/L x 100%
Góc dốc anpha được tính bằng công thức:
anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180
Công thức tính độ dốc mái tôn i = H/L ( %)
Ví dụ:
- Độ dốc 10% là mái có chiều cao H= 1m với chiều dài L = 10m, có góc dốc là 5,7 độ.
- Độ dốc 20% là mái có chiều cao H = 2m và chiều dài L = 10m, góc dốc là 11,3 độ
Kiểm tra lại khi H = L:
+ Độ dốc i = H/L = 100%.
+ Góc dốc = arctang (1) / 3,14 * 180 = 45 độ.
►► Các chủ đề liên quan bạn nên đọc:
- TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN CHO KẾT CẤU NHÀ THÉP
- CÁC LOẠI MÁI TÔN ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
- SỰ SO SÁNH GIỮA KẾT CẤU NHÀ THÉP TIỀN CHẾ VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
Thông tin liên hệ:
- Hotline tư vấn: 028 6293 6666
- Trụ sở chính: Số 55 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
- Mail: contact@worldsteel.vn
- Website: https://worldsteel.com.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét